Thạch Lam " Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay quên lãng...."

                 Có lẽ tất cả chúng ta đều nhìn văn chương ở những gốc độ khác nhau, có người đứng ở nơi thần tiên mộng mị để cảm thụ văn chương lãng mạng của thời kì 1930-1945, có người đứng ở gốc độ của cuộc sống để nhìn văn chương với cái nhìn bao quát, gần gũi và vô cùng chân thật. Tôi đã đứng ở gốc độ thứ nhất để nhìn nhận văn chương, tôi đã tìm được sự thoát li với cuộc sống thực tại quá tàn nhẫn với con người. Nhưng càng lúng sâu vào tôi lại càng cảm thấy đau đớn vì mỗi lần gấp trang văn lại tôi đều phải trở lại với cuộc sống thực tại không bay bổng như cõi tình cõi tiên. Cho đến một ngày tôi tìm đến những tác phẩm của Thạch Lam như một sự tình cờ,  sự tình cờ ấy nảy nở trong lòng tôi bởi cái tư tưởng khác biệt mà văn chương Thạch Lam mang lại đó là sự thật nghiệt ngã của cuộc sống, buộc chúng ta phải đối diện với thực tại dù là vui - buồn, hạnh phúc- đau khổ, dịu dàng hay dữ dội. Chính ông cũng từng nói rằng: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay quên lãng, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo thay đổi một cái xã hội giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn".
           Những điều Thạch Lam chia sẻ về văn chương của mình cũng là cái tư tưởng rất riêng trong sáng tác của ông. Cả đời Thạch Lam đều rong rủi theo sự chuyển biến của cuộc sống, để nói lên những cái rất đời, rất thật. Thạch Lam là một nhà văn thuộc nhóm "Tự lực văn đoàn", ông là một người khá nhạy cảm và tinh tế, những trang văn của Thạch Lam nhẹ nhàng, bình dị mà thâm trầm sâu sắc. Sự sâu sắc ấy xuất phát từ thực tế, những gì đã diễn ra xung quanh ông, còn sự thâm trầm là bởi môt tâm hồm quá đỗi hiền hậu. Là một thành viên trong nhóm "Tự lực văn đoàn"- một trường phái lãng mạng, ấy vậy mà Thạch Lam lại can đảm đi theo lối viết của bản thân mình để phát hiện ra cái mới, khơi sâu vào nỗi niềm khuất tối. 
            Từ cái nghèo đối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đến cái chết đau đớn của "Bà mẹ Lê", Thạch Lam đã gián tiếp lắc đầu với những thứ văn chương xa xỉ, xa rời thực tế chỉ làm cho con người quên lãng và thoát li theo mộng mị mơ hồ. "Văn học là nhân học" văn học cũng phải gắn với con người, nói lên tiếng nói của con người để đòi lại quyền được sống được yêu thương, được no ấm. Đó chẳng phải là chuyện của một thời mà là chuyện của muôn đời người, nghĩa vụ của người cầm bút phải là chiếc cầu nối hai bến bờ văn chương và cuộc sống. Thạch Lam luôn nằm ở thế nhập cuộc, không phản kháng trước thực tại mà chỉ đi sâu vào nó. Cũng như Hoài Thanh từng nhận xét trong "Thi nhân Việt Nam": "Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồn với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên khẽ khép tình yêu không bền, điên cuồn rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta". Ta điên cuồn trong vòng xoáy văn chương mộng mị, và rồi nó cũng đẩy ta vào những nỗi đau khi trở về thực tại, bởi cái gọi là phù du thoát qua, chợt nhớ rồi chợt quên chẳng phải là lẽ sống thời đại mà con người muốn thấy được trong những kệt tác văn thơ.
         Nhưng có một điều không thể chối cải rằng: "văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn...". Đó là một quan điểm vị nhân sinh, nhà văn vì cuộc sống con người nói lên tiếng nói trái tim, nỗi niềm ẩn khuất từ nội tâm. Khiến ta phải đối diện với cái "tôi" của chính mình đó là vấn đề nhân cách, nhân phẩm và danh dự. Ta từng thấy một cậu Tâm tham vọng tiền tài mà từ bỏ cả người mẹ già và tuổi thơ đẹp đẽ của chính bản thân mình trong tác phẩm "Trở về"  và một chàng Thanh trưởng thành, yêu thương bà và luôn nhớ về tuổi thơ của mình như những miền kí ức tuyệt vời nhất. Cùng miêu tả những chàng thanh niên trở về quê, nhưng Hoài Thanh lại khai thác hai khía cạnh khác nhau trong nhân cách của một con người. Một bên quá cao đẹp và một bên lại đánh mất nhân cách, mất đi thứ tình cảm thiêng liêng khó tìm thấy được trong cuộc đời. Từ đó ông muốn con người hãy tự đánh giá chính mình. Rồi bạn sẽ là ai trong hai nhân vật đó là Thanh hay Tâm? Là một người sẵn sàng yêu thương hay trốn chạy  ruồng bỏ quê hương? Thạch Lam đã thay đổi nhưng là thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác bên trong nội tâm con người, để người đọc nhận thấy và tìm lại được chính bản thân mình, để không hối tiếc và xót xa.
      Thứ "khí giới" của Thạch Lam không phải là thứ vật chất thô thiển mà là ngồi bút thanh cao và véc tơ hướng vào cuộc sống con người. Nhà văn đã ý thức được mục đích sáng tác của mình, để mỗi khi cầm bút lên đều đi theo một con đường, con đường của chủ nghĩa nhân đạo. Như Tố Hữu từng một lòng đi theo con đường Cách mạng, thơ của ông tràng ngập ánh sáng cách mạng, Chính Hữa đi theo lối viết thời đấu tranh chống Pháp. Lấy cái đời sống chật vật để tố cáo cái đời sống, nơi mà "chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ", "mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại" khung cảnh phố huyện nghèo mở ra trong cái tối tâm cùng cực của chừng ấy người đã chật vật với cuộc sống đói khổ, một khu chợ vắng bóng người qua lại, những đứa trẻ, tuổi thơ của chúng là những tháng ngày cơ cực với việc lượm rác. Đời sống quẩn quanh của những đứa trẻ như An, Liên, những người lớn tuổi như bác Siêu, cụ Thi, chị Tí và vợ chồng bác Xẩm trong tác phẩm "Hai đứa trẻ", họ sẽ tiếp tục hy vọng khi đoàn tàu lướt qua một thế giới tràn ngập âm thanh, ánh sáng. Tuy chỉ là niềm hi vọng loe lói trong lòng nhưng có thể nó sẽ là ngọn lửa cháy trong lòng họ để họ tin vào tương lai một điều gì đó có thể thay đổi cuộc đời họ. Lời văn thủ thỉ nhẹ nhàng, Thạch Lam đã vẽ nên một bức tranh với những mảnh ghép đầy ám ảnh về cái đói, cái nghèo, qua đó nhà văn muốn thể hiện một niềm thương cảm chân thành đến những con người nghèo khổ và những ước mơ nhỏ bé.
          Quả thật văn chương tắm rọi tâm hồn con người, hiện thực con người đã bám bụi bẫn bởi tiền tài, danh vọng những thứ đối ghèo bủa vây. Và lúc này văn chương chính là lăng kính soi rọi tất cả mọi thứ. Văn chương Thạch Lam không cố tô hồng cuộc sống bằng những mỹ từ, mà nó đến với ông một cách tự nhiên những "truyện không có cốt truyện". Ông đã phát hiện ra cái đẹp của bà mẹ Lê, cái hy vọng nơi phố huyện nghèo, cảm xúc bất chợt khi đứng dưới bóng hoàng lan... và tố cáo cậu bọn thế lực lắm tiền nhiều của chẳng có tình người, không một lòng trắc ẩn với những con người khốn khổ. Nó đã hòa quyện dưới ngòi bút của nhà văn. Để những người trẻ hôm nay tìm về những tác phẩm của Thạch Lam nhìn lại những mảnh đời khốn khổ từ đó làm thay đổi bộ mặt xã hội hôm nay, làm cho tâm hồn thêm giàu đẹp và trong sạch hơn.
                        "Các ông muốn tiểu thuyết thì cứ là tiểu thuyết còn tôi và những người có cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời" (Vũ Trọng Phụng), mặc cho những người cứ mãi chạy theo vị nghệ thuật, Thạch Lam hay những nhà văn phê phán khác vẫn viết về cuộc sống. Thông qua những tác phẩm của ông chúng ta càng nhìn ra được bản thân mình, càng yêu văn chương, cái thứ văn chương của đời sống ấy thật nhẹ nhàng mà cũng thật tinh tế. Phải chăng nó đã chạm đến trái tim tôi một độc giả bắt gặp những trang văn của Thạch Lam một cách tình cờ? Sẽ cứ là thực tế, gần gũi với con người thì thơ văn sẽ gắn kết được với nhiều bạn đọc. Tuy đã trải qua một thời gian dài nhưng những tác phẩm mà nhà văn để lại chẳng thể phải nhòa. Có lẽ những giá trị tự biết khẳng định, không để cho quy luật sinh tồn đào thải. Quan niệm sáng tác của Thạch Lam hoàn toàn xác đáng. Ông đã có một đóng góp to lớn cho cuộc sống và để lại cho nền văn học nước nhà những áng văn hay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới...

"Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống" - Tô Hoài