Trước tình hình rối rấm của xã hội ngày nay, không ít những hiện tượng tưởng chừng đã cũ thì bỗng nhiên lại xuất hiện như một cơn khủng hoảng, chấn động cả dư luận. Mặc dù nó không hiếm gặp, nhưng mức độ nguy hiểm của nó mới là vấn đề bất cặp đáng để mọi người thay nhau bàn tán, quan tâm. Đó là vấn nạn gian lận thi cử, không còn ở phạm vi nhỏ lẻ mà vi phạm ngay cả một kì thi lớn quyết định kết quả của sự công bằng dành cho các thí sinh.
Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến "gian lận thi cử", hầu như mọi người đều đổ xô về phía thí sinh, những người trực tiếp làm bài thi và có những hành vi bị nghiêm cấm như: trao đổi tài liệu, sử dụng tài liệu, sao chép bài nhau.... Có quá nhiều cách để nói để diễn tả bởi có lẽ "nhất quỹ nhì ma thứ ba học trò", không gì là không thể với giới học trò lắm chiêu, lười học bài. Đó là bước đừng cùng mà các bạn phải chọn nếu những giờ trên lớp không chú ý, không hiểu bài và không ưa gì việc học bài. Nhưng phía sau những hành động đó là cả một vấn đề về cách đánh giá. Trong khi có những học sinh chăm chỉ học bài, có gắng để chinh phục bài thi bằng chính khả năng của mình. Họ mong có được sự công bằng để tạo tính kịch tính, để xứng đáng với khoảng thời gian mà họ đã bỏ ra cho việc đèn sách. Thế nhưng sự lỏng lẻo trong khâu gác thi, nhúng nhường thí sinh của những giám thị đã trực tiếp làm cho những sĩ tử có cơ hội gian lận. Sự thật thì đau lòng như thế, nhưng làm gì được khi ngay cả giáo viên giám thị, người soi sáng con đường thành công cho các bạn học sinh, sinh viên lại là người dễ dãi, xem việc thi như một nơi trao đổi tình thương, động lòng trước những ánh mắt cầu mong "cho em được xem tài liệu". Hay có chăng cũng vì những bậc phị huynh quá thương con, sợ 12 năm đèn sách của con trở nên phung phí. Nên đã tiếp tay mua chuộc giám thị coi thi và chấm thi. Nhưng vấn đề chủ chốt ở đây là họ chẳng bao giờ nhận ra được chủ chốt của vấn đề.
Đã nói là một cuộc thi thì nơi đó phải có sự cạnh tranh. Nếu ai đó còn nhớ đến kì thi trung học phổ thông quốc gia là cột mốc quyết định tương lai, là cơ hội để các sĩ tử chứng minh rằng mình đã học được gì, tích góp được bao nhiêu kinh nghiệm phòng thi. Kiến thức là chìa khóa, không phải là đồng tiền để mua chuộc danh hiệu. Tính chất của cuộc thi từ xa xưa là mong muốn chọn được những hiền tài cho quốc gia, những ai dốt nát, thiếu hiểu biết chắc chắn sẽ bị đào thải. Nhưng, xã hội ngày nay đã làm thay đổi tất cả ý nghĩa của một cuộc thi. Nó đã trở thành một hiện tượng phía sau mỗi lần tổ chức. Đó là những mặt trái đáng chê trách, đáng xấu hổ của một đất nước. Chúng ta cứ nhắc mãi về "tiềm lực quốc gia", vậy phải chăng hành vi gian lận thi cử đã phần nào phản lại quá trình tìm kiếm ra một nhân tài cho đất nước? Điều đó cũng nói lên rằng, nền giáo dục Việt Nam đang xuống dốc. Một minh chứng gần đây nhất là lần gian lận trong quá trình chấm thi của cán bộ Sở Giáo Dục  và Đào Tạo tỉnh Hà Giang - ông Vũ Trọng Lương người trực tiếp gây nên hành vi vi phạm này.Việc sửa điểm thi cho thí sinh hoàn toàn không khó đối với một người chấm thi. Nhưng cái khó là việc đối diện với nhân phẩm danh dự của bản thân trên cương vị là người cán bộ làm trong ngành giáo dục. Việc thầy cô gian lận cho học sinh, nghĩa là họ cũng đã tự bán rẻ bản thân mình. Thật đáng chê trách và xấu hổ. Nhưng trong năm 2018 kì thi THPT QG đâu chỉ có một tỉnh thành xảy ra trường hợp này. Sau khi rà soát 64 tỉnh thành, lực lượng chức năng đã phát hiện thêm Sở Giáo Dục tỉnh Sơn La. Nhưng có lẽ do hành vi gian lận quá tinh xảo nên việc phát hiện ra cũng chỉ là để cảnh cáo. Bởi toàn bộ hồ sơ lưu trữ bản gốc bài thi đã bị xóa hoàn toàn. Nên số điểm đã được gian lận sẽ dùng để xét tốt nghiệp, đại học và cao đẳng. Một lỗ hỏng quá lớn của ngành giáo dục. Để rồi mai đây những người trẻ họ sẽ làm gì cho đất nước? Trong khi không cố gắng sáng tạo mà chỉ dựa vào những cuộc thi không minh bạch. Nhưng điều đáng nói hơn, bạn bè quốc tế sẽ nói gì về nền giáo dục Việt Nam. Trong khi những nước như: Mỹ, Anh, Ostraylia... họ vẫn luôn có những bước tiến vượt bậc trong việc rèn luyện những thế hệ trẻ. Và giờ đây dù cho những vị bộ trưởng tiếp tục đưa ra những phương án mới thì tình hình sẽ vẫn là như thế, nếu mỗi người không tự giác ngộ. Vấn đề là nằm ở người giáo viên, học sinh chứ không phải là những nhà lãnh đạo đang đứng từ trên cao nhìn xuống. Bởi vì khoảng cách ấy quá xa, chưa đủ gần để thay đổi một nền giáo dục trở nên văn minh, tiên tiến.
Hôm nay tôi cũng là một học sinh, một cá thể rất nhỏ bé trong cộng đồng học sinh, một học sinh của những thầy cô giáo ở một thị trấn xa xôi. Nhưng tôi hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với chính mình, tôi biết mình phải làm gì, cố gắng như thế nào để không là một học sinh của vấn nạn gian lận, tôi nghĩ rằng không chỉ riêng tôi mà còn có cả những người bạn đang cận kề bên tôi. Bởi chúng tôi hiểu được chỉ khi ta học tập bằng chính khả năng, làm bài thi một cách minh bạch đó mới là cách học tập thật sự. Và những người thầy cô thân thương của tôi cũng thế, họ là những người gương mẫu, vì họ có một nguyên tắc riêng, nếu giáo viên nào sai phạm sẽ có cách kĩ luật thích đáng. Còn những bạn khác thì sao? Các bạn nghĩ gì? Sẽ thay đổi cách học tập và phong thái của một người học sinh thật sự chứ? Tôi tin rằng nếu những bạn học sinh chăm chỉ và hoàn thành việc học thật tốt thì vấn đề thi cử sẽ chỉ còn là cơ hội đánh giá năng lực. Hãy thay đổi cách nhìn bằng một đôi mắt trẻ năng động và đầy bản lĩnh các bạn nhé!
Hôm nay chúng ta phạm sai lầm, nhưng ngày mai chúng ta vẫn còn một cơ hội. Đừng bao giờ để ánh dương vụt tắt trên những đôi mắt hi vọng sự chuyển biến mới trong cách giáo dục. Tất cả mọi người, những ai đang hoạt động trong ngành giáo dục, chúng ta hãy nhìn lại đất nước mình để thấy cái nghèo nàn mà làm động lực để không thôi cố gắng, không thôi vươn lên. Thoát khỏi cái mặt trái đáng xấu hổ, để tìm về ngọn núi thật sự cao để vươn lên đến đỉnh. Vinh quan đang chờ chúng ta "hãy nói không với gian lận thi cử".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới...

"Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống" - Tô Hoài

Thạch Lam " Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay quên lãng...."