có những kí ức giờ đây hóa thành kỉ niệm đẹp không thể phai dấu
Giờ rảnh rang trong một buổi tối, ngồi nhớ lại kỉ niệm xưa cái thời 9 -10 tuổi, nhớ về một những bộ phim truyện Việt Nam đã đi vào năm tháng, và với tôi, không đâu xa, chính là hình ảnh cô gái bán sách bên vỉa hè, mà phải vật vả chạy ngược xuôi khi có công an đến, là hình ảnh chàng công tử nhà giàu chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm cuộc sống, để trưởng thành và chân quý thực tại.
Đã từ lâu "Bỗng dưng muốn khóc" đã trở thành tuổi thơ, một thời hồn nhiên trong sáng với những thước phim màu xem hoài chẳng chán, đến nay, hình ảnh cô gái Trúc bán sách cứ hiện lên mồn một trong tôi, như một chút hoài niệm, một chút lạc quan. Tôi nghĩ mình còn nhận ra nhiều hơn ở bộ phim những giá trị nhân văn cao cả. Tôi ở tuổi lên 9 xem phim rất khác, đó là cái nghịch đùa xả stress. Còn tôi ở tuổi 17, cũng là bộ phim ấy nhưng cách cảm nhận đôi phần đậm hơn rồi. Tôi nhận ra ở đó những bài học cuộc sống, tình người giản dị và bình yên, kỉ năng sống và cách chọn cuộc sống.
Cô Trúc dù đơn lạc giữa cuộc sống bấp bênh từ nhỏ, nhưng Trúc biết tìm cách sinh nhai, nhưng nó là con đường tích cực, Trúc lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống, khi cô cười là lúc cô đẹp nhất. Đau đớn khi tủi thân cho Trúc, từ bé đã không đủ tiền để đi học, cô bán sách nhưng nào biết đọc sách. Đó cũng là bi kịch cuộc đời thôi, nhưng qua thời gian, cô gái ấy rất giàu kỉ năng và bản lĩnh, biết tự kiếm tiền rồi dành dụm lo cho bản thân, nơi Trúc ở còn thua cả khu ổ chuột, con gái một mình ở trong căn nhà hoang vắng bóng người, tường đầy rêu phong, thế mà Trúc vẫn tồn tại, mạnh mẽ và đầy tự trọng.
Cho đến khi một ngày, Bảo Nam bước đến bên Trúc với bộ dạng thảm hại, dầu rằng, anh là chàng phá gia tri tử nhưng ngày ngày ở bên Trúc, Bảo Nam mạnh mẽ và trưởng thành hơn, lúc đấy Trúc là điểm tựa của Bảo Nam, còn Bảo Nam chính là Hải Đăng thứ hai bước đến bên Trúc, khiến cô tin vào cuộc sống còn có niềm vui. Những kỉ niệm họ có cùng nhau thật không dễ để quên. Lần đầu tiên Bảo Nam nấu món gà hấp rượu, Trúc uống nhằm rượu rồi say bí tỉ, Trúc dễ thương đến mức vào cả mùng Bảo Nam ngủ, làm bể chén. Rồi Trúc tập cho Bảo Nam chạy xe đạo, mua cho anh chiếc xe. Họ đều là những chàng trai cô gái mới lớn, gặp nhau như một định mệnh rồi bên nhau, thay đổi nhau. Và cuối cùng tình yêu cũng nảy nở. Nảy nở ở giây phút cuối cùng "Đến phút cuối em chợt nhận ra anh....." Và rồi cuộn phim lại cứ chạy đơn giản như thế, họ đồng ý chấp nhận những khiếm khuyết của nhau. Bảo Nam vẫn còn phải chăm chỉ nhiều hơn để đỗ vào đại học, Trúc phải học nhiều hơn để biết nhiều thứ kiến thức.
Thời gian qua đi, con người sống và trải nghiệm để nhận ra mình phải trưởng thành trong suy nghĩ và cách sống. Trúc nghĩ cũng đã đến lúc mình cần cho mình cơ hội, được ở bên người mình yêu, để không còn bị bỏ rơi, không còn "Bỗng dưng muốn khóc" nữa. Còn Bảo Nam biết chân quý thứ vật chất và tinh thần mình đang hiện có, đủ để mình cảm thấy may mắn. Biết phấn đấu và không để bố mẹ bận tâm. Rồi sau đó họ sẽ lấy nhau, sẽ thường xuyên được ăn món gà hấp rượu. Rồi Trúc sẽ lại hồn nhiên vui tươi, hăm hở về gặp lại bà năm, chị gánh nước. Về lại nơi mà mình và Bảo Nam đã từng ngồi bán sách. Những kỉ niệm ấy sẽ lưu giữ mãi trong tim. Phim Việt thật hay ở giá trị nhân văn, độ chạm đến cảm xúc. Ngày hôm qua ta có "Bỗng dưng muốn khóc" là tuổi thơ của tôi, và giờ đây vấn mãi là thanh xuân tươi đẹp. Giữa lòng thành phố trong tôi. Tôi chấp nhận hi sinh sự ngu ngốc của chính mình để tìm về bỗng dưng muốn khóc, để thấy rằng "Hai Phượng", "Cua lại vợ bầu" là tiếp nối và phát triển.
Nhận xét
Đăng nhận xét