Hôm nay trăng lại nghẹn
Trên dọc trên đường quê ấy, tôi thấy vắng bóng, đơn côi, là bóng dáng của nỗi buồn vẫn cứ lan tỏa. Vì những cô gái sang sông lấy chồng ngoại quốc - vấn đề này được cho là chủ nghĩa cá nhân, chưa phù hợp với quan điểm chung. Nhưng hãy nhìn vào thực tại từ những năm về trước, khi thằng Pháp, thằng Mĩ sang chiếm đóng Việt Nam, thì vẫn có những ả ngã vào lòng hắn, được che chỏ, được vun đắp tiền bạc mà đâu cần lo nhiều. Rồi khi có chiến tranh đến, thằng Tây chết dưới tay Việt Minh, còn gì bẽ bàng ngoài thân gái côi cúc. Trả giá là điều luôn tồn tại trong cuộc sống này. Và rồi đến lượt thời bình, chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, đàn ông các nước này lần lượt kéo ùn sang Việt Nam lấy vợ, có gì, có tiền, của vật chất. Mà nước ta lúc ấy chẳng mấy khả quan khi nghèo đói bủa vây, người ta thấy thua sụt so với những người giàu có nên mới đi theo mối mai mà lấy chồng ngoại, thế nên Phan Mạnh Quỳnh mới có câu hát mà đến giờ tôi vẫn rất thích: "Ngày chưa biết quê ta nghèo, chỉ mơ ước đi muôn nẻo, thả đôi cánh bay xa hoài oh oh nước ngoài..." Thế mới thấy bẽ bàng teo tháng năm người ta nhận ra nó là bể chết, là khổ đau và bi hài. Lấy chồng ngoại quốc, mẹ cha có được cái mã giàu có, sung sướng, còn con vừa gánh chịu cái nhơ bẩn về thể xác lại còn bị chết vì tâm hồn. Có ai biết rằng, cô gái ấy trong trắng như ruộng lúa nơi quê hương, dân dã như góc bếp gian nhà mẹ mang. Nhưng lấy người em chưa từng thương yêu, em phải đi làm quần quật từ sáng đến tối, mặt trời em là cái ô cửa vuông bằng bàn tay của Mị, phía mặt trời của em là quê hương Việt Nam mà em từng gắn bó, giờ là hóa ra xa xôi, cách trở muôn phần. Đúng là như vậy, có những nỗi đau hoài khôn thấu, có những ước mơ tan vỡ không hay. Nhưng tất cả mọi điều đó chỉ xuất phát từ một lẽ, mọi người đều trọng hình thức, đều quý ước muốn giàu sang, càng giàu thì càng được quý trọng, càng nghèo thì càng bị khinh miệt. Người ta thấy có nước ngoài là nói giàu là sung sướng, dù qua đó khổ còn hơn là lấy chồng Việt Nam. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, lấy chồng cùng nước, dù có bị ức hiếp, bị đài đọa còn có thể chạy về với mẹ, với cha. Còn lấy chồng ngoại, nó đánh nó bạo lực thì có lấy làm chết rụi tâm hồn chứ chẳng có ai bên cạnh. Tôi ngưỡng mộ cái tình yêu bộc phát và dại dột, dù đôi lần vất vả, dù khó khăn nghèo nàn thì vẫn là tình yêu. Có tình yêu thật sự từ hai người khác quốc tịch thì vẫn rất bình thường, nhưng mai mối đi theo đoàn đám cưới nước ngoài, thì nó mang tính chất ép buộc, lệ thuộc, bán thân và ham muốn, mơ mộng. Điều tôi muốn ở đây là chúng ta nên sống thực tế, sống hết mình, dù mình có nghèo cũng phải giữ phẩm chất, vì ít nhất là nghèo mà không để mình bần cùng là được. Bạn hiểu ý tôi chứ? Và tôi muốn nói đến điều đó. Hãy sống thật với bản thân mình, vì nội tâm cũng cần được nuôi nấng và đối diện. Có phải rằng giá trị cao quý của cuộc sống là con người có được nội tâm hay sao. Sống tận hiến và tận hưởng, để mình chẳng bao giờ thấy có lỗi với bản thân, đặc biệt là với tình yêu. Yêu mù quán cũng say mê điên cuồn rạo rực khát vọng cũng được. Nhưng nó đủ để giải tỏ trái tim, không biến nó thành cái lạnh, thành cục băng vô giá trị. Và tựa đề trăng nghen ấy tôi muốn nói đến một bài thơ rất hay mà tôi được biết đến thông qua giáo viên dạy ngữ văn của mình, cô đã nói về quan điểm đúng, nhưng lại bị xã hội ác cảm, vì ở một đôi mắt sáng suốt họ sẽ nhìn nhận ra rằng, tất cả mọi người đều hình dung theo chung một ý niệm sai lầm mà tôi đã đề cập, và bài thơ TRĂNG NGHẸN đã gây ấn tượng với tôi như thế:
Trăng nghẹn
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẻn lẻn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét