Nhạc sĩ Việt Lang đã nhanh đưa cảm xúc của mình nhập vào thời kháng chiến chống Pháp anh dũng như thế này:
"Đoàn quân đi thấp thoáng trong đêm không một vì sao
Uốn khúc đường đào mưa trơn bùn sâu
Đoàn quân đi dưới nắng khắp nơi
Mình đẫm mồ hôi thép súng say đời
Vai trĩu nặng câm thù lòng sôi"
        Một thời hào hùng ấy không mấy ai dễ lòng mà quên được, nó có một sức ám ảnh đến kì lạ. Ở giữa ngọn đồi là nơi anh bạn gục xuống, phía đồi xa là đóm lửa sáng cháy một một vùng trời, đạn rơi, bom nổ, trực thăng trinh thám bay xè xè trên đầu. Và ta đã tiến tới, người dân Việt Nam, bộ đội Việt Nam bằng lòng quyết tâm câm thù giặc đã bước đi bằng đôi chân sắt đá, để ra trận với một khí thế hùng hồn mạnh mẽ. Bất chấp gian nan nguy hiểm, nhưng cái vẻ mộc mạc, giản dị, chịu thương chịu khó mới là nỗi vấn vươn, niềm ngưỡng mộ với các đồng chí đã chiến đấu vì độc lập. Văn học chính là nơi lưu giữ những hình ảnh của bộ đội cụ Hồ gan dạ, đôi chân sắt đá và trái tim ấm nồng niềm khát khao tự do. Ở hai thời điểm khác nhau nhưng cùng có cái hùng tráng Quang Dũng đồng hành với Tố Hữu trên chặng đường văn học, với hai đoạn trích từ hai bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng và "Việt Bắc" của Tố Hữu đã có điểm giao nhau bất ngờ nào đó có phải như lời bài hát của nhạc sĩ Việt Lang?
              Xuất phát từ một tâm hồn rất trẻ trung, với những ước mơ tuổi trẻ khi còn đến trường, những thanh niên Hà thành của 1947 năm ấy đã cùng khoác áo lính, vác súng mà đi bảo vệ biên giới Việt - Lào, sự ý thức đó là tuổi 18 các anh có tiếc mình. Có thế mà đến mãi khi hành quân bảo vệ Viêng Chăn xong, Quang Dũng lại không thể quên những ngày tháng hành quân qua những ngọn đồi cao nhất Việt Nam - xứ Tây Bắc. Dù đã chuyển công tác về Phù Lưu Chanh nhưng nhà thơ xứ Đoài mấy trắng ấy vẫn cố phục dựng lại kí ức của mình qua bài thơ "Tây Tiến". Đặc biệt là ở bốn câu thơ đầu đoạn thứ ba trong bài thơ gợi, nhà thơ như dùng máy quay mà lia như phim phóng sự cận cảnh chân dung người lính kèm theo những vết tích về chiến tranh thì quả đúng là xúc động. Cũng là những nghĩa tình như thế, Tố Hữu với phong cách thơ trữ tình - chính trị đã mang đến một bài thơ vừa suy tư vừa đậm tính cách mạng, qua một đoạn thơ về Việt Bắc anh hùng trích từ "Việt Bắc" đã gây ra cảm giác xông xáo, muốn hòa vào khí thế của những anh dân công trong cuộc kháng chiến những năm về sau, gần tiến đến hồi dứt điểm trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Cũng là lúc niềm vui hòa vào nỗi lòng bịn rịn của một người chia xa nơi Thủ đôi gió ngàn, đã cùng gắn bó mười lăm năm kháng chiến và thâm nhập vào đời sống như chính quê hương thứ hai của mình. Kháng chiến là hàng tháng, cả năm, và từng ngày hấp hối với chiến trường đổ lửa, không chỉ vậy mà còn cái trở ngại của điều kiện thời tiết, đặc biệt là đối với đoàn vệ quốc quân trọc đầu trước cái lạnh lẽo nơi rừng hoang sương muối:
" Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
      Ở mỗi thời kì kháng chiến, ứng với những điều kiện chiến đấu vất vả đầy khắc nghiệt trên đường hành quân binh đoàn Tây Tiến phải hành quân vào những "đêm hơi" cảnh vật toàn lênh đênh trong mưa lũ "nhà ai Pha Luông". Trong cái giá lạnh của ngoại vật, căn bệnh sốt rét rừng dường như chỉ như nồng súng giặc, chực chờ bắn ra phát tỉa mà tiêu hao sinh lực dữ tợn. Có phải:
"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng tráng ướt mồ hôi"
(Đồng chí - Chính Hữu)
Nó hoành hành cơ thể trong mấy mươi ngày đêm, không có đủ thuốc men, đồ ăn thức uống để hồi phục sức khỏe nhanh. Chỉ còn biện pháp uống liều thuốc mạnh để mau khỏi sáng mai lại hành quân, thế nên lại thành ra trọc tóc vì tác dụng phụ của thuốc. Nhưng chính điều đó lại là một nét riêng có khi lại thành biệt danh nghe hai mà lại có phần khôi hài, hóm hỉnh. Bởi cũng có thể họ cạo trọc đầu để tiện chiến đấu, không cần lo việc chăm sóc bản thân giữa rừng, hay cũng là vì tinh thần đồng đội, nhiều đồng đội sốt đến rụng tóc, thì cả trung đội cùng cạo trọc để đồng bộ mà không tách biệt. Thế nên đến nay dù lên Tây Bắc dù về miền xuôi, ai nói vệ trọc lại nhớ ngay Tây Tiến. Thế nhưng cái riêng của  bài thơ "Tây Tiến", đó là Quang Dũng luôn cố gắng soi rõ mồn một từng vẻ ngoài đến tình trạng sức khỏe của đoàn quân, chứ còn Việt Bắc thì Tố Hữu viết gửi cho mảnh đất và cả con người Việt Bắc nên đã khái quát bước chân ra trận, chứ không còn nằm ở một trung đoàn nhỏ lẻ:
"Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"
Điều đó lại thấy rất rõ cái máy quay tầm cao của Tố Hữu, bấm máy từ trên cao mà dọc theo những dóc núi, đoàn quân đi với mật độ dày đông, bước chân như cùng tần số, nên cái từ láy tượng hình "điệp điệp" là cái nối tiếp như những đợt sóng kéo dài dồn dập lại dồn dập, như cái tinh thần thời "sát thát" của quân đội nhà Trần, ra trận đánh quân Mông Nguyên đến  ba lần mà chưa lần nào hết hào hùng lẫn liệt, đến đây, cái "trùng trùng" chỉ rõ sức mạnh dẫm lên tội át kẻ thù, xông xáo mà xẻ đường cứu nước. Có thể nhớ về những tháng ngày dân ta chi viện hào hùng đến rúng động. Ta đẩy pháo lên cho trận Điện Biên Phủ, lại hành quân trong đêm thế nên ta lại thấy "ánh sao" là người bạn tri kỉ nhỏ bé, cũng có thể là hoán dụ để nói về Đảng về đường lối kháng chiến, niềm tin hi vọng đang ở phía trước. Trên con đường ấy lại vang dội "hồ dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đồi!" Thế là vất vả ghê gớm. Chúng ta chỉ nói về những ngày tháng gian lao đó chỉ bằng một trang giấy, một bài thơ, bằng ít phút kể về nó. Nhưng đối với Tố Hữu, những người dân Việt Bắc, hay bất cứ những người chiến sĩ  nào như Quang Dũng, họ đã phải chiến đấu bằng tuổi xuân phải đánh đổi, bằng mạng sống và cả nửa đời người. Thế nên ta mới thấy, đất nước và Tổ quốc đối với họ quan trọng biết nhường nào. Những người cùng lên đường ra trận với Tố Hữu là "ánh sao", "đầu súng", "mũ nan". Tất cả đều ẩn dụ cho những cái rất cần và gắn bó, những người dân Việt Bắc ra trận, họ biết mục tiêu của họ là gì, để dù có mỏi cũng phải tiến, nòng súng của giặc có thể chực chờ, gian khó có thể xảy đến, nhưng người dân Việt Bắc cùng ra trận với những chiến sĩ, họ đã giản dị vô cùng, thuần hậu mà không kém phần nổi bật so với cái màu lá ngụy trang của Tây Tiến "Quân xanh màu lá dữ oai hùm". Những con hổ chốn rừng thiên ấy, dù da dẻ có xanh xao vì cơn sốt rét rừng, nhưng không thiếu cái "oai hùm" đó chính là cái chất bi tráng, họ bệnh nhưng không yếu đuối, vẫn đủ sức hâm dọa quân thù và tiếp tục lên đường. Cũng trong cái màu quân xanh đó ta lại nhớ:
"Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi như sắc cỏ"
        Có lẽ "Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình" cống hiến và tận hiến đời mình. Đó cũng là lí do Quang Dũng nhắc về Tây Tiến, bởi đó là thanh xuân, là lúc chúng tôi nhận ra dòng máu nổng đang trỗi dậy mạnh mẽ, dám hi sinh mà không tiếc đời mình. Nhưng có khác chi là vậy, dù già dù trẻ, hễ ra trận là nhuệ khí linh thần. Người dân Việt Bắc đâu ngại chi tuổi tác, cứ nhắm thẳng:
"Những đường Việt Bắc của ta"
        Mà đi mà tiến lên, bởi quê hương này là "của ta", nhà thơ đã khẳng định một câu chắc nịch, vang lên đầy niềm tin chắc thắng. Bởi ta yếu hơn giặc về lực lượng, đôi lúc nhà thơ có dùng biện pháp nói quá. Nhưng đó là điều hiển nhiên bởi có niềm tin, sự tin tưởng vào đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Bác Hồ và những đồng chí chỉ huy thì ta mới đánh thắng. Củng cố lòng dân, không có gì lớn lao ngoài sức mạnh đoàn kết và sức mạnh vô biên. Cái hiển nhiên ấy chẳng khác nào cái vốn tồn tại chút tình lãng mạn trữ tình của những người lính trẻ mà Quang Dũng không hề muốn che giấu, chỉ là ông đang kể, và kể thật lòng mình:
"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
         Có thể lúc này những anh vệ trọc đã đến đất bạn Lào, nên mới là "gửi mộng qua biên giới" cho một nàng nào đó nơi Hà thành. Anh chỉ gặp trong mơ, nhưng đó là niềm tin em có biết, niềm tin anh chiến thắng về tìm em, trong niềm thương và nỗi nhớ. Tuổi trẻ của anh là đất nước là giấc mơ chiến thắng Viêng Chăng giải phóng Đông Dương. Còn giấc mộng anh gửi biết ngàn đời có thực hiện được không, đó là ngày đoàn tụ cùng gia đình. Chỉ là một chút nghỉ ngợi lung tung cho đỡ khuây. Hay có chăng một lần vén vở thơ ca gói trong hành lí để đọc chút thơ tình thời đi học. Bởi hành lí quân đội gọn nhẹ chỉ có thể mang bên mình một vài quyển sách đọc lúc dừng chân. Nhưng biết đâu cái "mắt trừng" đó chính là mở to mắt mà nhìn giặc. Dù là có chút trữ tình lãng mạn, thế nhưng chí khí đối đầu với giặc vẫn không hề ngụi bớt, chẳng khác nào:
"Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
      Bên Tố Hữu ở cùng Việt Bắc, chiến đấu cùng Việt Bắc, gắn bó mười lăm năm nên Hà Nội với ông có thể là quê hương thứ nhất, nhưng Việt Bắc cũng là quê hương thứ hai, với đầy đủ những tình yêu chan chứa. Có thể những chiến sĩ Việt Bắc cũng mơ như thế, mơ ngày nương ngô tươi tốt, núi đồi yên ắng, hòa bình lặp lại trên Việt Bắc, diệt Pháp và giải phóng thủ đô. Thế nên động lực lớn lao mf ngày đêm đều lên đường chiến đấu. Từ láy "đêm đêm" đã cho thấy cái nhiệm vụ hằng đêm, cuộc chiến ấy lâu dài, chứ không gọi là một ngày một bữa mà vinh quang. Cũng lên dốc xuống đèo, bước chân "rầm rập" từ láy tượng hình tượng thanh, vừa cho thấy cái mạnh mẽ, dữ dội đầu đội trời chân đạp đất, đêm khuya tối mịt thế mà vẫn như "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" có nói quá thì cũng không ngoa. Cứ dùng từ mạnh như thế, cuộc chiến đấu, cuộc hành quân mới hùng hồn, tọa nên chất riêng thời chống Pháp. Để người đời sau còn có cái mà tự hào, trời đất từng rung chuyển, quân Pháp từng hạ bệ dưới chân ta. Một đất nước rất nhỏ bé, nhưng ý chí thì không nhỏ bé tí nào. Còn đối với quân đoàn Tây Tiến, lòng câm thù và đầy đe dọa trong "cái mắt trừng gửi mộng", để giết được bọn giặc ngang ngược, ngang nhiên đánh chiếm Đông Dương. Có lẽ Pháp đã phải sợ, vì Tây Bắc cao nhất Việt Nam thế mà dân Việt Nam dám tiến đến Viêng Chăng mà còn lại đặt tiến về phía Tây (Tây Tiến) đầy khí phách.
        Để biết được rằng bài thơ "Tây Tiến" và "Việt Bắc" đều là những bài thơ đắc giá, là nguồn thi liệu của lịch sử, ta đã dành ra cả hàng mấy năm để chứng minh, đánh giá phê bình. Đến thế hệ tôi nay chỉ là một người tiếp nhận, được đọc thơ thời chống Pháp lòng mình lại rưng rưng niềm tự hào dân tộc. Hai đoạn trích nhỏ từ mỗi bài thơ là những nét rất riêng, tuy viết cùng thời kì, nhưng dễ dàng thấy rằng Tố Hữu Viết về Việt Bắc, còn Bùi Đình Diệm là nặng lòng với Tây Bắc. Viết về cái hào hùng khi ra trận vậy mà cũng không trùng lập, "Tây Tiến" là chân dung cận mặt cận hình, còn Việt Bắc là mô phỏng ở dạng bao quát. Bởi "Thơ khởi phát từ lòng ta" đã khởi phát từ cõi lòng sâu thẳm của mỗi thi nhân, kinh nghiệm kháng chiến và chặng đường hành quân cũng không giống nhau. Nhưng cũng không phải là "người thợ khéo tay làm theo vài kiểu mẫu đưa cho" nên đâu phải cùng chủ đề về chiến tranh, lấy cảm hứng là những người chiến sĩ, thì cái vỏ bọc về hình thức thơ là phải giống nhau. Vốn dĩ nhà thơ xứ Huế đã là hồn thơ dân tộc, thường sử dụng thế thơ lục bát, giọng thơ tâm tình giàu sâu lắng, chất cách mạng thể hiện ở chất sử thi, những từ lái tượng hình, gợi ra không gian hành quân, bước chân người chiến sĩ. Đồng thời là biện pháp nói quá làm cho việc hành quân trở nên hào hùng. Mặt khác, với chất giọng trữ tình và bi tráng, phong cách phóng kháng, hào hoa phong nhã. Lối nghệ thuật ẩn dụ về màu lá xanh. Những hình ảnh đóng chắc vào trí nhớ người đọc, gợi lên chứ không cố tình chỉ rõ. Nhưng quả là một chất liệu thơ tuyệt vời. Ta có cái "Nhớ" xa xôi của Hồng Nguyên, cái đậm tình nghĩa anh em của Chính Hữa trong "Đồng chí", cái "Quê hương" của Giang Nam. Và có phải đây một kiệt tác "Tây Tiến" và "Việt Bắc", cùng góp cho văn học, sự đổi dòng của làn thơ cách mạng, là cơ sở cho những thi phẩm về sau ở thời chống Mĩ cứu nước.
       Khi một đoạn trích đứng một mình, ta thấy nó thật kì vĩ, đôi lúc cũng thấy nó kém hay ở một vài chi tiết. Nhưng rồi, khi ta được phép đối chiếu, so kè, một lần nữa những câu thơ như được bình phẩm một cách ngăn nắp, đâu vào đấy và có mối quan hệ đến lạ thường. Để từ đó ta cũng thấy rằng mỗi nhà thơ đều một phong cách sáng tác. Tác phẩm là đứa con tinh thần lớn lao, xét ở phương diện cuộc hành quân ra trận thì hai bài thơ đều làm tốt nhiệm vụ của mình, vừa hào hùng, vừa bi tráng. Tuy có nét tương đồng, cũng có nét khác lạ. Thế nhưng nó lại bổ sung cho nhau, cho những nhà sử học mấu chốt để nghiên cứu. Từ năm 1947 đến 1954. Đã trải qua thời gian thật dài, đến nay ta lại thấy trân trọng những bài thơ vàng ngọc, đặc biệt đã là thơ hay như thơ của Quang Dũng và Tố Hữu thì nó sẽ là một giá trị lớn lao, để từ đó biết tự khẳng định mình, không để cho quy lutaaj sinh tồn đào thải.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới...

"Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống" - Tô Hoài

Thạch Lam " Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay quên lãng...."