tình người giữa mùa dịch Covid19

"Số người tử vong vì COVID-19 tăng lên 2.233 tại Trung Quốc" theo tờ báo "Thế giới ghi nhận" vào ngày 21 tháng 2 năm 2020. Virus phát tán là điều mà bất kì một nhà chính trị, một nhà kinh tế, một vị lương y, một người dân bình thường mỗi ngày làm việc ăn theo công sức, đến một thầy giáo hiệu trưởng, một doanh nghiệp, một anh nông dân, tất cả họ không ai muốn nó bùng phát một cách khủng hoảng đến như thế. Nền kinh tế thị trường kiệt quệ, cổ phiếu rớt giá, con người suy sụp về sức khỏe, con người tranh giành hoảng hốt, một bầu không khí hỗn độn bao trùm cả thế giới và Trung Quốc. Và hơn nữa người ta còn nhìn thấy những ánh mắt kì thị, nghi ngờ, ngó lơ không quan tâm tránh dịch. Vô vàng những biến cố đã xảy ra trong mùa dịch bệnh mà ở đó con người cần đánh giá lại hành vi và trách nhiệm. Vậy câu hỏi được đặt ra là "Tình người đang ở đâu giữa mùa dịch Covid19"?
Ông bà Việt Nam xưa từng có câu "Hoạn nạn mới biết bạn là ai" Chúng ta là ai khi đối diện với hoạn nạn của nhân loại. Hôm 31 tháng 1 tổ chức y tế thế giới WHO đã báo động tình trang khẩn cấp của dịch bệnh trên toàn thế giới được gọi là SARS-COV2 hay còn gọi là chủng viêm đường hô hấp cấp mới được bắt nguồn từ Vũ Hán của Trung Quốc được biết là lây lan từ động vật sau khi phân tách thành công. Nhưng hiện tại dù mọi cố gắng nỗ lực đang dồn về hết cho việc nghiên cứu chữa trị nhưng vắc sin vẫn chưa có. Vấn đề đó gây dư luận trên thế giới. Tốc độ lan truyền ngày càng nhanh. Chỉ trong một ngày số ca nhiễm bệnh đã tăng đến hàng trăm hàng ngàn. Nước Ý tăng thêm 1.500 người nhiễm bệnh trong ngày 9/3. Số ca nhiễm bệnh của Việt Nam lúc ấy là 31. Điều đáng lo ngại đối với sức khỏe của mỗi con người. Thế nên theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng làm việc với bộ y tế đã được ra những giải pháp tạm thời cũng như về lâu dài dịch bệnh có thể lây lan. Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những nơi đông người, đeo khẩu trang khi cần thiếtcần báo cáo với cơ sở y tế khi có dấu hiệu lạ như khó thở, ho, sốt, người từ vùng dịch trở về cần khai báo khách quan trung thực và cách li 14 ngày để theo dỗi tình hình sức khỏe. Từ hơn 100 quốc gia dinh phải virus covid 19 thì Việt Nam lúc ấy chỉ 16 ca dương tính và đã chữa khỏi. Thế nhưng biến tính lại xảy ra, cộng đồng mạng kêu gào, hoang mang theo cách bản năng, tin giả đựa lên vô ý thức với cộng đồng và quốc gia. Chúng ta đang sống trong những ngày tháng cùng chung số phận nó là đen đuổi hayy theo một hướng có hi vọng hơn thì còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Ngày xưa phải chống giặc Tây, giặc Tàu ngày nay thì chống virus corona, thế nên cần quyết tâm và học hỏi tinh thần đồng tâm khi xưa của các cụ để mỗi người một ý thức chứ không để con sâu làm sầu rồi canh. Chị đi nước từ vùng dịch về mà không khai báo rõ, lại còn ngao du chốn đông người, ai biết được mà bảo vệ chị và cộng đồng, nếu có báo sớm hơn thì có phải hay hơn. Chị trốn cách li còn tung lên mạng xem ai thông minh hơn, cái tính ích kỉ cho bản thân mình, cách li 14 ngày thì có gì là sai, một người vì mọi người thì có dịch bệnh mọi người mới đứng lên đồng lòng bảo vệ chị. Ý thức kém làm hại đến cả quá trình rào chắn ngăn dịch bệnh.
Có đúng hay sai, mọi thứ sẽ rõ ràng trước bàn xét nghiệm, không có việc gì cộng đồng mạng phải vồ lên như thế, vào tung tin nhảm làm cho mọi người không dám bước ra đường, vào bình luận chửi người bị nhiễm bệnh. Đừng để người ta đánh giá Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới có văn hóa ứng xử mạng thấp nhất. Chúng ta đã cố gắng mạnh mẽ để chống lại dịch bệnh virus corona nay lại phải chống chọi thêm virus tin giả. Chúng ta có thể sẽ bị đe dọa vì căn bệnh quái ác, nhưng chúng ta đừng để tình người bị hạ thấp, trách nhiệm bị bỏ quên. Hãy nhìn vào những mặt tích cực giữa cuộc đời, và chúng ta cần điều đó, ngay lúc này. Thanh long không thể xuất khẩu, rớt giá trầm trọng, bà con điêu đứng, không phải lo lắng, đã có ông vua bánh mì Cao Siêu Lực giải nguy. Bánh mì thanh long không chỉ là giải cứu mà còn đem đến một món bánh có vị lạ và ngon, sau mùa dịch lại có thời gian thưởng thức bánh mì thanh long và bún dưa hấu. Hôm qua bạn giành giật mua khẩu trang dù vị chủ hiệu thuốc ép giá cực cao đến 300 ngàn mỗi hộp thì không sao mai ra đường lại thấy một hiệu thuốc khác phát khẩu trang miễn phí. Lòng ấm lại giữa khí trời Hà Nội. Tình người vẫn tồn tại đâu đó giữa cuộc sống này, chúng ta cần chia sẻ và tôn vinh. Nếu bạn chỉ mua khẩu trang đủ cho mình và gia đình cùng xài thì không đến nổi thiếu khẩu trang, nếu một vị bác sĩ không trỗi lòng tham mà gom hết khẩu trang để bán giá cao. Thì cuộc sống này vẫn thanh sạch dù virus có bám vào bụi, chúng ta hít vào cũng chỉ là vô tình hay vô tội.
Sự ích kỉ có thể giết chết bạn trong nỗi ám ảnh của cuộc đời, người khác chịu thiệt và nhiễm bạn cũng sẽ không bị nhiễm được ư? Nhưng nếu có ai đó cố tình chê bánh mì Việt Nam mà bị đưa tin lên một đài truyền hình không chính thống thì cũng đừng vội áp đảo mà chửi người ta. Hãy văn minh trên từng chặn đường chống dịch. Không phân biệt đối xử với người châu Á. Hãy nhớ rằng chúng tôi không phải là virus. Dù Việt Nam sát biên giới với Trung Quốc nhưng chúng tôi đang phòng dịch tốt, Hãy cho chúng tôi thấy rằng các bạn cũng là người tốt.  Cùng chung tay cổ vũ bằng những hành động đẹp. Tuyên truyền nét sống xanh, sạch. vệ sinh để virus vô hình sẽ tan biến như phù du, trả lại sự tươi đẹp của giấc mơ đôi mươi, như nhành hoa hồng trong trại cách li ngày 8/3/2020. Như những điệu nhảy của những cô y tá Vũ Hán vào mỗi buổi sáng. "Cố lên Vũ Hán" "Cố lên Việt Nam" "Cố lên hỡi thế giới của chúng ta".







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới...

"Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống" - Tô Hoài

Thạch Lam " Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay quên lãng...."